Toàn tỉnh đã có 3.475 lượt người dân tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn với số tiền 258,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, tổng nguồn ủy thác tại địa phương đến nay đạt 1.025 tỷ đồng, đưa Quảng Ninh là địa phương top đầu cả nước về nguồn vốn ủy thác.
Những quyết sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết 06 đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, gia cảnh khó khăn.
Để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, Quảng Ninh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cấp thẻ BHYT cho người DTTS sinh sống ở các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và người đang sinh sống ở những xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (theo số liệu của BHXH tỉnh, hiện toàn tỉnh có 71.812 người thuộc đối tượng trên được cấp 100% thẻ BHYT). Qua đó, góp phần bao phủ BHYT, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người dân vùng DTTS và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội.
Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng cao, vùng khó. Theo đó, hơn 2.100 lượt học sinh đã được hỗ trợ học phí (tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng); 3.171 lượt trẻ mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa 2 buổi/ngày (gần 3 tỷ đồng)... Sở Thông tin & Truyền thông tích cực phối hợp với các địa phương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng gói dịch vụ viễn thông công ích theo quy định.
Quy định chuẩn nghèo đa chiều
Để đưa người dân trên khắp mọi miền Quảng Ninh, nhất là khu vực DTTS và miền núi được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Theo đó, quy định chuẩn hộ cận nghèo cụ thể ở khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,6 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội; ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,1 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Với quy định này, Quảng Ninh nâng tiêu chí thu nhập của hộ nghèo trong tỉnh cao hơn so với Trung ương khoảng 1,4 lần.
Với lộ trình thực hiện trong 2,5 năm, Quảng Ninh phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, 4.600 hộ cận nghèo; đến hết năm 2025 còn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo dưới 0,5% theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới, giúp đối tượng thụ hưởng chính sách tiếp cận gần hơn với mức sống tối thiểu của người dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống của người dân các vùng miền trong tỉnh Quảng Ninh.
Đến cuối tháng 11/2023, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bê tông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. |
Công Duy
" alt=""/>Quảng Ninh: An sinh xã hội tạo động lực giảm nghèo bền vững ở miền núi, hải đảoKhông gian Tết xưa xuất hiện trong MV 'Tết xưa Tết nay'. |
“Nghề DJ của tôi không thường xuyên có sự kiện và cát - xê không cao như các nghệ sĩ biểu diễn. Nhưng may mắn, tôi có những người bạn thân thiết thực hiện MV cùng tôi không nhận cát xê như: Minh Tít, Huyền Thạch, Thương Cin, Trần Thanh, Trương Hoàng, Nguyệt Nguyễn. Thế nên tôi mới mạnh dạn ra mắt MV này", DJ Đạt Captain hé lộ.
Trong khi đó, Minh Tít chia sẻ: "Sau khi nghe Đạt Captain chia sẻ ý tưởng của mình. Tôi đã quyết định cùng bạn ấy bắt tay thực hiện dự án mà không lấy cát - xê bởi Đạt Captain rất yêu nghề kinh tế còn giới hạn. Hơn nữa, Tết xưa Tết nay cũng rất ý nghĩa. Nó đưa người xem có thể cảm nhận được không khí Tết cổ truyền xưa nhưng đan xen vào đó là cuộc sống hiện tại ngày nay. Đây là một MV tôi cảm thấy rất thú vị".
Minh Tít ủng hộ nhiệt tình khi DJ Đạt Captain ra MV. |
Đặc biệt, MV còn có sự xuất hiện của người yêu DJ Đạt Captain đó là diễn viên Liên Tít. Nữ diễn viên thuộc quân số Nhà hát kịch Hà Nội, cô từng nổi tiếng với vai diễn "tiểu tam" trong phim Lựa chọn số phậncủa đạo diễn Mai Hồng Phong.
Theo Đạt Captain chia sẻ, lý do anh yêu mến Hà Nội nhiều hơn nữa chính là có cô bạn gái nóng bỏng Liên Tít. Cả hai đã yêu nhau hơn 4 năm, theo Liên Tít tâm sự: "Chúng tôi đều là những người trẻ lập nghiệp tại Hà Nội. Cả hai đều khao khát với nghệ thuật nhưng ngôi sao may mắn còn chưa được chiếu đến. 4 năm bên nhau, chúng tôi đã chia ngọt, sẻ bùi, từng chia nhau từng gói mì tôm nhưng vẫn động viên nhau hãy cháy với nghề. Khi người yêu ấp ủ muốn ra mắt MV, tôi đã rất vui mừng và động viên anh rất nhiều.
Dù MV không được đầu tư quá nhiều tiền bởi kinh phí hạn hẹp. Thế nhưng nó là nhiệt huyết của anh Đạt Captain và cả dàn diễn viên, lẫn ê kíp khi thực hiện. Đây cũng chính là món quà nhỏ của chúng tôi muốn gửi đến khán giả ngày Tết 2021 này".
MV Tết xưa Tết nay sẽ ra mắt kênh YouTube của DJ Đạt Captain.
Tình Lê
Minh Tít chia sẻ anh đóng nhiều cảnh nóng nhưng những cảnh câu view rẻ tiền anh từ chối thẳng thừng.
" alt=""/>Minh Tít kết hợp với DJ Đạt Captain ra MV 'Tết xưa Tết nay'"Con có vẻ không thật lòng muốn xin lỗi mẹ".
"Bạn ấy sẽ không chơi với con nữa nếu con không xin lỗi ngay bây giờ".
Và thường thì sau câu xin lỗi câu chuyện sẽ kết thúc mà không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về những gì đã xảy ra. Cha mẹ thường không giải thích lý do vì sao hành động của con lại gây tổn thương cho người mà con nói lời xin lỗi, cách con có thể giải quyết sai lầm mà bản thân gây ra hay những gì có thể làm để thay đổi hành vi của mình.
Chúng ta muốn trẻ cư xử đúng mực, đồng cảm và thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác, biết cách xin lỗi thật tâm. Thế nhưng khi bắt chúng phải nói lời xin lỗi, bạn có nghĩ mình đang đi đúng hướng?
Theo tác giả Alice Hanscam chia sẻ trên Motherly, ép trẻ xin lỗi đồng nghĩa với việc phụ huynh đang truyền đạt những điều sau:
- Mẹ cần con xin lỗi để mẹ cảm thấy khá hơn về những chuyện vừa xảy ra.
- Đây là cách chúng ta giải quyết rắc rối.
- Mẹ muốn con làm theo những gì mẹ nói.
- Con cần được mẹ chỉ cho cách cảm nhận và cư xử trước mọi chuyện.
- Mẹ là người có quyền (kẻ lớn hơn và mạnh hơn là kẻ thắng).
Có lẽ đó không phải thông điệp mà bạn thực sự muốn nói với trẻ.
Về cơ bản không ai thích thừa nhận sai lầm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ tâm lý người làm sai có thể thấy xấu hổ hoặc sợ hãi hậu quả.
Với trẻ em, cảm giác phức tạp hơn, đó được gọi là mâu thuẫn về nhận thức. Ví dụ một đứa trẻ tin rằng bản thân mình là một người tử tế, ngoan ngoãn nhưng khi chúng mắc sai lầm, thường cha mẹ sẽ nói 'con hư quá'. Điều này dễ gây ra tâm lý mâu thuẫn ở trẻ. Làm thế nào để con giảm bớt căng thẳng khi đón nhận trạng thái đối nghịch như vậy?
Giúp con nhận ra sai lầm và biết cách xin lỗi chân thành là một trong những bài học quan trọng cha mẹ cần dạy cho trẻ.
Dạy con thời điểm nên xin lỗi
Thật khó để bắt một đứa trẻ nhỏ hiểu được đâu là đúng, đâu là sai. Điều quan trọng cha mẹ nên đưa 2 khái niệm này vào nhận thức của trẻ càng sớm càng tốt.
Bạn có thể giải thích ý nghĩa của lời xin lỗi và nói rằng con nên xin lỗi khi mắc lỗi. Khuyến khích trẻ đồng cảm để nhận ra hành động sai trái của mình, chẳng hạn hỏi con sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn khác làm điều tương tự với mình.
Làm gương cho trẻ
Bạn hãy thành thật mỗi khi nói lời xin lỗi. Giọng nói và thái độ của bạn là những gì trẻ sẽ quan sát và bắt chước.
Dạy con xin lỗi đúng cách
Lời xin lỗi thành thật không phải chỉ được nói ra. Cha mẹ nên dạy con khi xin lỗi phải đứng thẳng, đứng yên, mắt nhìn thẳng để thể hiện sự chân thành.
Bạn nên khuyến khích trẻ nói thêm lý do phải xin lỗi để người nghe biết trẻ hiểu rằng con đã làm gì sai. Con cũng có thể kết thúc lời xin lỗi bằng lời hứa sẽ không tái phạm.
Giúp trẻ đối phó với cảm xúc của mình
Thông thường, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti khi phải nói lời xin lỗi. Trong trường hợp này, cha mẹ nên nói chuyện, giảng giải để con hiểu tại sao bạn yêu cầu như vậy và tại sao trẻ không nên cảm thấy xấu hổ. Hãy để trẻ biết rằng việc chấp nhận lỗi lầm của một người cần có dũng khí.
Đưa ra những lựa chọn hoặc gợi ý
"Con có thể làm gì để giúp bạn đỡ buồn nhỉ?".
"Khi nào con cảm thấy sẵn sàng để làm hòa, bạn ấy sẽ vui lắm đấy".
"Con có muốn nói gì hay làm gì để bạn ấy biết là con thấy có lỗi không?".
Lời nói nhẹ nhàng, nụ cười, việc chia sẻ một món đồ chơi hay ngồi bên cạnh bạn cũng là cách trẻ xin lỗi, không nhất thiết phải nói một câu rõ ràng khi chưa thực sự thoải mái.
Hãy để trẻ tự xin lỗi theo cách riêng
Đôi khi trẻ có thể không muốn xin lỗi vào lúc đó. Trong trường hợp này, tốt hơn là cha mẹ nên cho con có thời gian bình tĩnh và suy nghĩ về những gì chúng đã làm trước khi xin lỗi.
Trẻ cũng có thể xin lỗi theo cách riêng của mình, chẳng hạn ôm, tặng hoa, hoặc thậm chí viết giấy. Điều quan trọng hơn là con phải sẵn sàng nói lời xin lỗi và hiểu được lỗi của mình.
Bạn cũng nên khen ngợi để khuyến khích trẻ: "Ồ, con thật tốt bụng khi tặng con gấu bông yêu thích cho bạn ấy. Bạn ấy chắc chắn sẽ cảm thấy khá lên đấy. Cách xin lỗi của con thật dễ thương".
Cha mẹ đứng trung lập
Cha mẹ không nên quá bảo vệ hay đổ lỗi cho hành động của con mình hoặc đứa trẻ kia. Khi trẻ "tố cáo", bạn sẽ nghe rất nhiều câu như" "Cậu ấy đã làm điều đó" hoặc "Cậu ấy đã đánh cháu trước"...
Cố gắng giữ bình tĩnh trong những tình huống như vậy, giải thích cho chúng hiểu rằng cả hai bên đều góp phần vào việc tranh cãi và phải xin lỗi nhau.
Như vậy, bạn đang giúp con tìm hiểu cách tạo dựng mối quan hệ lành mạnh. Dần dần, con sẽ tự giác nói lời xin lỗi do bản thân thực sự muốn thế. Một đứa trẻ cần nhiều thời gian để học hỏi và phát triển kỹ năng, do đó điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần nhớ khi nuôi dạy con là sự kiên nhẫn.
Theo Sức khoẻ & Đời sống
" alt=""/>Con bạn không chịu xin lỗi khi làm sai? Đó là do bạn đang dạy sai cách